Phương Pháp Giảng Dạy Kỹ Thuật Di Chuyển – Chuyền – Bắt Bóng – Dẫn Bóng – Ném Bóng Trong Bóng Rổ
Phương pháp giảng dạy kỹ thuật di chuyển
Để dễ dàng nắm được phương pháp giảng dạy cuốn giáo trình này chia ra từng loại và nói rõ phương pháp giảng dạy của từng loại đó theo nguyên tắc tăng tiến.
1. Giảng dạy kỹ thuật xuất phát nhanh
Giáo viên phải giải thích, làm mẫu động tác để học sinh có khái niệm đúng đắn về động tác đó.
** Xuất phát ở các tư thế ban đầu khác nhau.
– Giáo viên dùng tín hiệu thị giác hoặc thính giác để điều khiển học sinh luyện tập.
+ Xuất phát mặt hướng về hướng di chuyển.
+ Xuất phát khi một vai hướng về hướng di chuyển.
+ Xuất phát khi lưng hướng về hướng di chuyển.
– Tung bóng dời khởi tay làm tín hiệu cho học sinh xuất phát, quy định số lần bóng chạm đất để học sinh phải chạy tới đích.
– Thi đua từng hàng, nghe tín hiệu xem ai về đích trước.
** Xuất phát kết hợp với dẫn bóng .
** Đang phòng thủ chuyển sang xuất phát để tấn công.
2. Giảng dạy kỹ thuật chạy
а. Chạy tự nhiên
– Đứng bốn hàng dọc dưới biên ngang và căn cứ vào tín hiệu của giáo viên để chạy.
– Học sinh vừa chạy vừa quan sát để nhận bóng của giáo viên chuyển cho.
b. Chạy nghiêng, chạy lùi, chạy biến tốc, chạy đổi hướng
– Giáo viên làm mẫu, phân tích động tác để học sinh có khái niệm đúng về động tác đó.
– Cá nhân tự nghiên cứu tập thử.
– Làm động tác theo tín hiệu của giáo viên từ chậm tới nhanh và theo các hướng.
– Kết hợp giữa một phòng thủ và một tấn công để thoát người.
– Kết hợp với các kỹ thuật khác.
c. Các bước trượt
– Giáo viên phân tích, làm mẫu động tác.
– Tại chỗ tự nghiên cứu, tập thử.
– Làm động tác theo tín hiệu của giáo viên.
– Kết hợp một phòng thủ, một tấn công để thoát người.
– Kết hợp với các kỹ thuật khác.
3. Giảng dạy kỹ thuật dừng
– Giáo viên phân tích, và làm mẫu động tác để học sinh nắm được khái niệm đúng về động tác đó.
• Tập tại chỗ miết chân.
– Chạy chậm đến nhanh rồi đột nhiên dừng.
– Tập dừng khi có tín hiệu hoặc chướng ngại vật.
– Tập di động kết hợp với bắt bóng dừng.
– Kết hợp với các kỹ thuật khác như dẫn bóng, nhảy dừng, ném rổ.

Phương pháp giảng dạy kỷ thuật chuyển và bắt bóng
1. Phương pháp giảng dạy
– Giáo viên phân tích kỹ thuật, làm mẫu động tác để học sinh có khái niệm đúng về kỹ thuật chuyển và bắt bóng phải tuân thủ theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ chậm đến nhanh, từ không bóng đến có bóng, từ tại chỗ đến di chuyển.
– Khi giảng dạy kỹ thuật bắt bóng thì đầu tiên cần dạy cho học sinh hình tay bắt bóng, sau đó học sinh cầm bóng, khi cầm bóng chính xác mới cho học sinh bắt bóng tại chỗ với tốc độ chậm sau đó nhanh dần. Đầu tiên bắt bóng bằng hai tay sau đó mới thực hiện bắt bóng bằng một tay.
– Khi giảng dạy kỹ thuật chuyền bóng cần cho học sinh cầm bóng, khi cầm bóng chính xác rồi mới cho học sinh chuyền bóng tại chỗ, tập với nhịp điệu chậm. Khi đã có khái niệm động tác thì mới thực hiện động tác chuyền bắt bóng với nhịp điệu nhanh .
– Khi chuyền bóng, bắt bóng tương đối nhanh và chuẩn xác thì mới cho học sinh tập di động chuyền bắt bóng với nhịp điệu chậm sau đó tăng dần tốc độ di chuyển.
– Sau khi hoàn thành các đội hình đơn giản cho học sinh tập với các đội hình phức tạp,
– Tập với rổ và tiến tới đấu tập thể áp dụng những tri thức đã tiếp thu vào thực tế.
2. Các hình thức tập luyện
– Hai người đứng đối diện cự ly 3-6 m, tại chỗ chuyền và bắt bóng cùng hướng.
– Ba người đứng theo hình tam giác, tại chỗ chuyền và bắt bóng khác hướng. (Có thể sử dụng bốn người đứng theo hình vuông hoặc năm người đứng theo hình ngôi sao, chuyển và bắt bóng khác hướng để tăng dần độ khó).

– Chia làm hai tổ đứng đối diện nhau, cách nhau 3-5 m luân phiên chuyền và bắt bóng di động.

– Ba người đứng hình tam giác thực hiện chuyến bóng sau đó di động tới hướng chuyển.

– Ba người đứng hình tam giác thực hiện chuyển một hướng và di động một hướng.

– Phối hợp di động chuyển và bắt bóng với đội hình 2 người và với đội hình 3 người.


– Tập luyện với phương tiện nhiều bóng: 2 người hai bóng, 3 người hai bóng hoặc cùng một lúc nhiều bóng với những hướng khác nhau.

– Phối hợp chuyền bóng di động thoát người bắt bóng (hình 95).

-Phối hợp di chuyển chuyền bắt bóng kết hợp với ném rổ khi có phòng thủ (hình 96).

Phương pháp giảng dạy kỹ thuật dẫn bóng
1. Phương pháp giảng dạy
Giáo viên phải giải thích yếu lĩnh của động tác. phân tích kỹ thuật và làm mẫu để học sinh nắm được định hình động tác và có khái niệm đúng đắn về kỹ thuật dẫn bóng.
– Đứng tại chỗ dẫn bóng cao tay. thấp tay có nhìn bóng và không nhìn bóng.
– Dẫn bóng đi thường, chạy chậm rồi tới chạy nhanh trên đường thẳng.
– Dẫn bóng theo đường vòng, hình số 8 đổi tay và không đổi tay.
– Dẫn bóng đổi hướng.
– Dẫn bóng biến tốc.
– Dẫn bóng khi có người phòng thủ.
– Dẫn bóng kết hợp với các kỹ thuật khác như dẫn bóng kết hợp với ném rổ, dẫn bóng nhảy dừng ném rổ.
Những điểm chú ý khi giảng dạy kỹ thuật dẫn bóng.
– Trong tập luyện cần chú ý dẫn bóng nhanh, mắt quan sát phía trước và xung quanh.
– Tập dẫn bóng phải chú ý kết hợp với đột phá, quay người, động tác giả.
– Khi tập luyện có phòng thủ phải nhấn mạnh phòng thủ tích cực.
2. Các hình thức tập luyện
– Dẫn bóng tại chỗ cao tay và thấp tay.
– Hai người đứng đối diện dẫn bóng di chuyển đổi chỗ (hình 97).

– Chia làm bốn tổ đứng ở đường cuối sân dẫn bóng với tốc độ nhanh và dần bóng thay đổi tốc độ theo tín hiệu của giáo viên(hình 98).

– Dẫn bóng theo hình số 8 và đổi tay qua 3 vòng tròn tranh bóng (hình 99).

– Dẫn bóng vượt qua chướng ngại vật, dẫn bóng đổi hướng (hình 100)

– Hai người 2 bóng vừa dẫn bóng vừa phá bóng của nhau.
– Phối hợp nhóm kết hợp giữa dẫn bóng, di chuyển, chuyền bắt bóng (hình 101).

– Dẫn bóng đột phá và kết hợp ném rổ .
– Phối hợp di chuyển nhận bóng dẫn bóng qua người ném rổ (hình 102).

Phương pháp giảng dạy ném rổ
1. Phương pháp giảng dạy
1.1. Tại chỗ ném rổ
– Giáo viên phân tích kỹ thuật, làm mẫu động tác để học sinh có khái niệm đúng về động tác ném rổ.
– Tập kỹ thuật không bóng.
– Đứng tại chỗ tự ném bóng rồi bắt lại (tập cảm giác bóng).
– Hai người một bóng tập ném cho nhau (tập cảm giác về tư thế).
– Đứng cách bảng rổ 3 đến 4 mét tập ném vào một điểm cố định trên bảng rổ sau đó kéo cự ly xa dần.
– Đứng cách rổ 3 đến 4 m ném rổ sau đó kéo dài cự ly xa dần.
– Đứng ở vạch phạt tại chỗ ném rổ.
– Ném rổ ở các góc độ khác nhau.
– Ném rổ ở các cự ly khác nhau.
– Ném rổ kết hợp với động tác khác (di động, dẫn bóng, bắt bóng).
– Tập ném rổ ở cự ly trung bình và xa.
1.2. Di động ném rổ
– Giáo viên giới thiệu, giải thích, làm mẫu de hoc sinh có khái niệm về động tác này.
– Cầm bóng tại chỗ ném rổ.
– Một bước bắt bóng ném rổ: Chân phải về trước, bước chân trái lẽn co gôì ném rổ (cho những người ném rổ bằng tay phải, nếu ném rổ bằng tay trái thì ngược lại) .
– Hai bước bắt bóng ném rổ: Chân trái để trước, đưa chân phải nhảy lên bắt bóng rồi bước chân trái lên làm bước thứ hai ném rổ.
– Chạy thường nhận bóng thực hiện hai bước ném rổ. Chú ỷ bắt bóng khi hai chân đang còn ở trên không.
-Thực hiện hai bước có người tung bóng ném rổ (bóng chuyển gần, nhẹ sau xa dần, mạnh).
– Tự dẫn bóng hai bước ném rổ ở góc độ 45° hoặc chính diện.
– Di động ném rổ kết hợp với kỹ thuật khác như: Hai người di chuyển chuyên bắt bóng ném rổ. Đột phá quay người di chuyển bắt bóng ném rổ. Đột phá quay người hai bước ném rổ.
2. Các hình thức tập luyện
– Tập ném rổ ở các góc độ khác nhau và cự ly khác nhau (hình 103).

– Đứng tại vạch phạt thực hiện thực hiện 5 quả ném rổ trong 20 giây.
– Thực hiện ném rổ liên tục tại 5 vị trí khác nhau 0°- 45n-90°* 45°- 0° (mỗi vị trí ném 1 quả, cự ly 4-5 m ).
– Dẫn bóng, di động bắt bóng hai bước ném rổ.
– Phối hợp chuyền di động bắt bóng ném rổ (hình 104).
– phối hợp nhóm ba người chuyền, bắt bóng, di động ném rổ (hình 105)

– Dẫn bóng đột phá ném rổ (hình 106).
– Phối hợp di chuyển thoát người phòng thủ để nhận bóng ném rổ (hình 107).
– Cần sử dụng các bài tập tổng hợp kết hợp với kỹ thuật di động chuyền, dẫn bóng , đột phá qua phòng thủ và ném rổ.

Hãy Học Bóng rổ cùng trung tâm dạy bóng rổ trẻ em Kaosports
Trung tâm dạy học bóng rổ cho trẻ em ở Hà Nội – Kaosports chuyên nhận đào tạo bóng rổ cho các bé từ 6 – 14 tuổi. Hãy để con em bạn được chắp cánh ước mơ cùng Kaosports “Gieo niềm tin gặt thành công”. Dưới đây là 15 cụm đào tạo của trung tâm Kaosports trên khắp địa bàn Hà Nội.
1: Lớp học bóng rổ ở quận Cầu Giấy
+ a. Cơ sở Đại học Ngoại Ngữ: Số 1 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội.
+ b. Cơ sở Everest: Cuối Ngõ 106 – Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
2: Lớp học bóng rổ ở quận Ba Đình
+ a. Cơ sở Vạn Bảo: Khu thể thao Ngoại Giao Đoàn, số 73 Vạn Bảo, Ba Đình, Hà Nội.
3: Lớp học bóng rổ ở quận Đống Đa
+ a. Cơ sở Bách Khoa: Sân Vận Động Bách Khoa, ngã 4 Tạ Quang Bửu, Lê Thanh Nghị, Đống Đa, Hà Nội.
+ b. Cơ sở Đại học Y: Sân bóng KTX Đại học Y, Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.
4: Lớp học bóng rổ ở quận Hai Bà Trưng
+ a. Cơ sở Times city: Trường tiểu học Vinschool, times city, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
+ b. Cơ sở Đại La: Trường THCS Nguyễn Phong Sắc 44 Đại La, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
5: Lớp học bóng rổ ở quận Tây Hồ
+ a. Cơ sở Thụy Khuê: Trường THCS Chu Văn An 17 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.
6: Lớp học bóng rổ ở quận Hoàn Kiếm
+ a. Cơ sở Việt – Đức: 47 Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
7: Lớp học bóng rổ ở quận Long Biên
+ a. Cơ sở Long Biên: Địa chỉ: Trung tâm TDTT Quận Long Biên – KĐT Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội.
8: Lớp học bóng rổ ở quận Thanh Xuân
+ a. Cơ sở Phòng Không Không Quân: Nhà thi đấu Phòng Không Không Quân, đường Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân.
+ b. Cơ sở Hà Nội – Ams: Trường HN – Ams, Số 1 Hoàng Minh Giám, Thanh Xuân, Hà Nội.
+ c. Cơ sở tiểu học Ngôi Sao: Lô T1 khu Đô thị Trung Hòa Nhân Chính (đằng sau tòa nhà N3B đường Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội.
9: Lớp học bóng rổ ở quận Hà Đông
+ a. Cơ sở Hà Đông: 182 Quang Trung, Quận Hà Đông, Hà Nội.