Phương Pháp Tổ Trọng Tài Trong Điều Khiển Một Trận Đấu Bóng Rổ
Công tác trọng tài là một yếu tố rất quan trọng trong việc nâng cao trình độ TDTT, nó góp phần đáng kể vào việc nâng cao kỹ chiến thuật và có tác dụng sư phạm rất tốt đối với cầu thủ và khán giả. Do đó trọng tài phải là người có đạo đức tốt, nắm vững chuyên môn, có cách làm việc, phải công bằng vô tư, có tinh thần trách nhiệm cao trước phong trào quần chúng và các cầu thủ.
Công tác của trọng tài
Trọng tài phải có mặt ở sân trước giờ khai mạc trận đấu từ 20-30 phút để làm công tác chuẩn bị và kiểm tra trước khi tiến hành trận đấu.
Những công tác của trọng tài trước khi vào trận đấu gồm :
– Kiểm tra các thiết bị sân bãi phục vụ cho trận đấu .
– Kiểm tra các biên bản, bảng báo lỗi cá nhân, đồng đội và bảng báo điểm.
– Kiểm tra thẻ cầu thủ, quần áo thi đấu.
Thành phần trọng tài
Trong một trận thi đấu bóng rổ bao gồm các trọng tài:
– Hai trọng tài điều khiển trận đấu trên sân.
– Các nhân viên ban thư ký gồm: một thư ký, một trợ lý thư ký, một người theo dõi giờ đấu, một người theo dõi đồng hồ 24 giây.
Do yêu cầu của FIBA cũng như là một tổ chức khu vực hoặc liên đoàn quốc gia, có thể áp dụng hệ thống 3 trọng tài, gồm 1 trọng tài chính và 2 trọng tài phụ để điều khiển trận đấu.
Quyền hạn và trách nhiệm của trọng tài
1. Trọng tài điều khiển trận đấu
Trọng tài điều khiển trận đấu trên sân có nhiệm vụ điều khiển trận đấu từ đầu tới khi kết thúc và chịu trách nhiệm về mọi việc xảy ra trong quá trình thi đấu.
– Kiểm tra và chấp thuận mọi thiết bị được sử dụng trong trận đấu.
– Không cho phép bât cứ một đấu thủ nào mang đồ vật có thể gây nguy hiểm cho các đâu thủ khác.
– Điểu khiển cho nhảy tranh bóng ở vòng tròn giữa sân để bắt đầu mỗi hiệp của trận đấu và hiệp phụ.
– Chỉ định đồng hồ thi đấu chính, đồng hồ 24 giây, đồng hồ điều khiển thời gian nghỉ và cũng như chấp thuận các nhân viên của ban thư ký.
– Có quyền dừng trận đấu khi điều kiện cho phép.
– Có quyền quyết định cho một đội bỏ cuộc nếu đội đó từ chối thi đâu sau khi được giải thích để dàn xếp một điều gì đó hoặc bằng hành động của họ nhằm ngăn cản trận đấu được tiếp tục.
– Kiểm tra cẩn thận tờ ghi điểm khi kết thúc hiệp 2 hoặc hiệp 4 hoặc bất kỳ hiệp phụ nào, hay bất cứ lúc nào thấy cần thiết sẽ kiểm tra tờ ghi điểm, chấp thuận số điểm và thời gian còn lại của trận đấu.
– Quyết định khi có những ý kiến bất đồng giữa các trọng tài.
– Trọng tài điều khiển trận đấu không được thay đổi các quy định và những điều lệ mà ban tổ chức và ban trọng tài đã thống nhất.
2. Thư ký ghi biên bản
– Ghi tên, số áo, kiểm tra lại thẻ các cầu thủ thi đấu. Nếu có hiện tượng trái với luật phải báo cáo ngay cho trọng tài chính điều khiển trận đấu biết.
– Đọc danh sách giới thiệu tên số áo, cấp bậc của các cầu thủ tham gia thi đấu.
– Ghi số lần ném vào rổ, thay người, số lần bị phạm lỗi của từng cầu thủ, số lần xin tạm dừng và cộng điểm.
– Khi cầu thủ phạm lỗi, thư ký phải báo số lỗi nếu có đấu thủ phạm lỗi lần thứ 5 phải báo ngay cho trọng tài điều khiển trên sân biết.
– Khi lỗi đồng đội vượt quá trên 4 lỗi/1 hiệp phải báo cho trọng tài biết.
3. Trọng tài theo dõi giờ
– Ghi thời gian trận đấu, 3 phút trước khi bắt đầu trận đấu hoặc trước mỗi hiệp phải báo cáo cho trọng tài điều khiển biết, 2 phút trước trận đấu phải báo cho thư ký ghi biên bản biết.
– Khi bắt đầu mỗi hiệp đấu phải để bóng chạm tay cầu thủ trên sân mới bắt đầu bấm đồng hồ tính giờ.
– Khi cuộc đấu tạm dừng, trọng tài có đồng hồ dừng chạy và lại cho đồng hồ tiếp tục chạy khi có lệnh tiếp tục cuộc đấu. Nếu cuộc đấu tiếp tục bằng quả ném biên thì bấm cho đồng hồ chạy tiếp từ lúc bóng chạm vào một cầu thủ trong sân, nếu bằng quả ném phạt thì bấm cho đồng hồ chạy tiếp tục chạy khi thấy quả ném phạt không vào rổ.
– Người ghi giờ phải bấm dừng đồng hồ trong các trường hợp sau: phạm lỗi, nhảy tranh bóng, thay người, hội ý, trọng tài ra lệnh dừng đồng hồ, bóng ra biên phải quá xa, tất cả những quả vào rổ ở 2 phút cuối cùng hiệp 2 và 4 hoặc hiệp phụ, hết mỗi hiệp.
Khi hết giò nghi hoặc tạm dừng trọng tài theo đòi giờ báo cho trọng tài điều khiển trên sân và thư ký ghi biên bản biết.
– Trọng tài theo dõi giờ phải luôn đặt đồng hồ trên bàn để thư ký ghi biên bản biết.
– Trọng tài theo dõi giờ thường dùng đồng hồ bấm kiểm tra giờ trong các trường hợp:
- Tấn công một lần 24 giây.
- Hội ý 1 lần 60 giây.
Những điểm cần thiết của trọng tài điều khiển trận đấu
Trọng tài điều khiển trận đấu phải nắm chắc ba điểm:
– Nắm trọng điểm: Phải nghiên cứu luật và các hình thức vi phạm luật chủ yếu, những vị trí và tình huống thường xảy ra phạm luật.
– Nắm thời cơ thổi phạt. Muốn vậy trọng tài phải phán đoán chính xác, nổi hiệu còi cùng lúc khi xảy ra phạm luật.
– Nắm được động tác: Trọng tài phải biết rõ các động tác kỹ thuật, sự thay đổi của kỹ thuật động tác, phải phân tích được những đặc điểm nào của động tác là hợp lý, không hợp lý, tránh thổi phạt sai.
Những điểm cần thiết khi điều khiển trận đấu :
– Khi cho phép cầu thủ vào thay thế, trọng tài nào không cầm bóng sẽ làm động tác cho phép thay người.
– Khi còi của hai trọng tài cùng thổi phạt thì bóng ở khu vực của người nào, trọng tài đó tuyên bố lỗi trước, nếu trọng tài kia thấy lỗi nhẹ có thể cải chính tuyên bố cho hợp lý hơn, phải xử lý theo lỗi của trọng tài bắt nặng hơn.
– Tiếng còi của trọng tài phải rõ, mạnh, kịp thời không gắt và không dài. nếu 2 còi sân gần cùng nhau thi đấu thì còi phải có âm thanh khác nhau.
– Khi trọng tài thổi lỗi tiếng còi thổi mạnh hơn, không thổi 2 tiếng, sau đó trọng tài nào thổi thì chạy lại đến trước bàn thư ký ra ký hiệu số áo, loại lỗi và xử lý .
– Khi tranh bóng, ném phạt, phát bóng biên, bóng vào rổ, trọng tài dùng còi và dùng ký hiệu để diễn đạt.
– Trọng tài phải bắt đúng lỗi, xử phạt đúng mức độ phạm lỗi, không nên quan niệm rằng cần bắt nhẹ để trận đấu sinh động hoặc thổi phạt những tình buông không đáng phạt làm giảm hào hứng của trận đấu.
• Khi phát bóng biên trọng tài phía bên sân có bóng ra biên trao bóng cho cầu thủ, sau đó phải chú ý tới động tác của họ và những cầu
thủ xung quanh còn trọng tài kia chú ý tới hoạt động của các cầu thủ trên sân.
– Khi hai bên tranh cướp bóng dưới rổ, trọng tài đứng ở biên ngay dưới rổ cần chú ý tới động tác chân và khu phạt 3 giây, còn trọng tài kia đứng ở biên dọc chú ý động tác ở trên không và ngoại vi của cầu thủ.
– Khi cho ném phạt lỗi kỹ thuật nếu trọng tài chính trao bóng cho cầu thủ ném phạt trọng tài phụ đứng ở vạch giữa sân để chuẩn bị cho phát bóng biên.
– Sau khi có lỗi va chạm xảy ra thì 2 trọng tài phải đổi chỗ cho nhau.
– Khi cần giải thích cho VĐV về luật hoặc bị phạt, trọng tài chính chịu trách nhiệm giải thích, nếu thấy cần thiết trọng tài phụ có thể bổ sung.
Sự phân công và phối hợp của hai trọng tài điều khiển trận đấu
1. Phân công
Trong thi đấu, sự phân công và hợp tác và làm việc của 2 trọng tài là rất quan trọng. Vì vậy giữa 2 trọng tài phải thống nhất về tư tưởng, cách phối hợp làm việc, ngoài ra cần quan sát toàn diện dựa vào tinh thần của luật để xét. Phân công họp tác cần có nguyên tắc, song không phân giới hạn tức là không chia khu vực thổi, cần tránh tư tưởng không tín nhiệm nhau, tự ái sợ mất uy tín của mình và máy móc trong khi phân công.
Sự phân công của trọng tài có 2 cách:
– Dùng đường chéo của sân chia sân làm 2 khu vực A,B (hình 143). Loại chia khu vực này hiện ít dùng vì phạm vi quan sát của trọng tài quá rộng.

– Dùng hình chéo của 2 khu vực chính để chia sân (hình 144). Cách phân công này hiện nay sử dụng nhiều vi phạm vi quan sát của trọng tài thu hẹp lại đồng thời trọng tài có thể quan sát khu góc sân rõ ràng hơn tránh được nhiều sai sót.

2. Đường di chuyển của trọng tài
Di chuyển của trọng tài trên sân rất quan trọng, di chuyển không đúng sẽ trở ngại tới động tác của đấu thủ trong sân đồng thời ảnh hưởng trực tiếp tới sự làm việc của bản thân trọng tài. Đường di chuyển của trọng tài phải dựa vào sự di chuyển của bóng và khu vực phân công mà quyết định, trọng tài có thể chạy trong sân hoặc ngoài sân (hình 145) sao để luôn luôn chiếm được vị trí, góc độ quan sát có lợi nhất ở khu vực của mình và toàn sân. Thường một trọng tài đứng trước bóng 3 m còn một người đứng chếch phía sau.

3. cách chọn vị trí của 2 trọng tài
a. Vị trí di chuyển của trọng tài khi tranh bóng giữa sân (hình 146) Khi cho tranh bóng ở vòng giữa sân trọng tài tung bóng đứng cách hai cầu thủ tranh bóng khoảng lm để tung bóng được thẳng đứng và không ảnh hưởng đến động tác nhảy tranh bóng của cầu thủ. Sau khi bóng rời khỏi tay, trọng tài lùi nhanh ra biên dọc và căn cứ vào động tác nhảy tranh bóng của đôi bên trong tài quyết định đường di chuyển của mình. Còn trọng tài kia đứng ngoài biên dọc sân, chếch về một bên để quan sát 8 cầu thủ còn lại.

b. vị trí của trọng tài khi tranh bóng ở khu vực phạt (hình 147)
Trước khi cho nhảy tranh bóng, hai trọng tài đổi vị trí cho nhau. Khi tung bóng ở khu phạt trọng tài phụ trách sân mình đứng ở biên ngang, còn trọng tài kia khi tung bóng lùi về biên dọc để quan sát hành động của các đấu thủ trên sân.

c. Vị trí và di chuyển của trọng tài khi cho ném phạt (hình 148) Trước khi ném phạt 2 trọng tài đổi vị trí cho nhau, khi ném phạt 1 trọng tài đứng chếch về phía sau bên trái của cầu thủ được ném phạt và gần biên dọc để kiểm tra động tác của cầu thủ ném phạt và khi bóng chạm vành rổ thì lập tức lùi về biên dọc quan sát. Còn một trọng tài đứng ở giữa bảng rổ và góc sân ồ biên ngang quan sát các đấu thủ chuẩn bị vào cướp bóng dưới rổ.

d. vị trí và di chuyển của trọng tài khi phát bóng biên (hình 149)
Khi trao bóng cho cầu thủ phát bóng biên trọng tài không nên đứng ở sân đội bị tấn công để ảnh hưởng động tác tiến lên sau khi phát bóng, còn trọng tài kia chuyển xuống dưới để quan sát.

Các dấu hiệu của trọng tài
Những dấu hiệu tay được minh họa dưới đây chỉ là những dấu hiệu của trọng tài.Trọng tài phải sử dụng những dấu hiệu này trong tất cả các trận đấu bóng rổ. Điều quan trọng là những nhân viên ban thư ký cũng hiểu được những dấu hiệu này .





d. Thủ tục báo lỗi (gồm 3 bước)
Bước 1: Báo số áo đấu thủ


Bước 2: Báo loại lỗi vi phạm


Bước 3: xử phạt

E. Thủ tục cho ném phạt (gồm 2 bước)
Bước 1: Trong khu giới hạn.

Bước 2: Ngoài khu vực giới hạn.
